Showing posts with label B Tình hình thị trường bất động sản. Show all posts
Showing posts with label B Tình hình thị trường bất động sản. Show all posts

Wednesday, February 8, 2017

5 dự đoán lạc quan về thị trường bất động sản 2017

Việc các ông lớn bất động sản đang rầm rộ công bố sẽ ra lò hàng trăm nghìn căn nhà giá rẻ trong nửa thập niên tới được đánh giá là một trong những cú hích mạnh mẽ cho thị trường địa ốc 2017.

Hứa hẹn cải thiện lệch pha cung cầu hàng hóa

Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, Trần Khánh Quang nhận định, năm 2017 sẽ có sự chuyển hướng mạnh mẽ sang phân khúc bất động sản vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp. Điển hình là Tập đoàn Vingroup vừa công bố kế hoạch phát triển 200.000 - 300.000 căn nhà có giá từ 700 triệu đến một tỷ đồng một căn trong 5 năm tới... Ngoài ra, nhiều ông lớn khác như: Him Lam, Nam Long, N.H.O... định hình rổ hàng hóa về phân khúc này. Mặc dù hiện nay thị trường đang lệch pha cung cầu, có xu thế lệch về phía phân khúc bất động sản cao cấp nhưng từ năm 2017 trở đi cục diện có thể từng bước thay đổi.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp đà tăng

Jones Lang LaSalle dự báo, trong năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục dõi theo khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Theo dữ liệu của đơn vị này, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã tăng 12% so với năm trước. Và dự báo những điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục gia tăng, khi thị trường minh bạch hơn và tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt khoảng 6%, phù hợp với tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới.


Thuê căn hộ chung cư N05 Trần Duy Hưng

Kiều hối chảy mạnh vào bất động sản 

Lượng kiều hối hàng năm là nguồn vốn rất lớn hỗ trợ thị trường bất động sản. Báo cáo tổng kết cuối năm của Hiệp hội Bất động sản TP HCM dẫn nguồn Ngân hàng Nhà nước cho biết, kiều hối đổ về Việt Nam đạt khoảng 10-13 tỷ USD một năm, riêng TP HCM có khả năng đạt được 5,7 tỷ USD trong 2016. Trong đó, có khoảng 21% đầu tư vào thị trường bất động sản. Nhiều chuyên gia dự báo nguồn vốn đặc thù này cho thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng lên trong 2017.

Kiện toàn các công cụ hỗ trợ và bảo vệ thị trường bất động sản

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, năm 2017 Chính phủ sẽ có quyết tâm cao hơn trong hoạch định chính sách, sửa đổi pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo sức phát triển mạnh hơn cho thị trường bất động sản.
Các chính sách có thể được điều chỉnh trong năm 2017 khá nhiều. Thứ nhất, công cụ tín dụng: giám sát chặt đồng thời có lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 06/2016 của Ngân hàng Nhà nước. Thứ hai: công cụ quy hoạch gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở. Thứ ba: công cụ hành chính nhằm ràng buộc nghĩa vụ của chủ đầu tư để bảo vệ người tiêu dùng.

M&A bất động sản sôi động

Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) trong năm 2017 sẽ phát triển mạnh hơn trước đây. Thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP HCM, tồn kho bất động sản cả nước còn khoảng 31.842 tỷ đồng, giảm 19.047 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó, TP HCM chỉ còn tồn kho 5.954 tỷ đồng, giảm 4.153 tỷ so với 2015. Với lượng hàng tồn kho chuyển sang 2017 khoảng gần 13.000 tỷ đồng sẽ là mảng thị trường mua bán dự án cực kỳ sôi động cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho rằng các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang thống lĩnh và dẫn dắt thị trường bất động sản và cả thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án.




1 tỷ USD vốn FDI rót vào bất động sản

Tính đến tháng 9/2016 đã có hơn 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào BĐS. BĐS trở thành là kênh thu hút vốn FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ xếp sau công nghiệp chế biến, chế tạo.

BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả
Điều này được minh chứng ngay từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chỉ là một trong những người muốn có tâm lý “vừa giữ của, vừa sinh lời”, bà Dương Thị Liên Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bà quyết định dồn số tiền tiết kiệm để mua nhà rồi cho thuê lại.
Nếu khéo quản lý, khoản thu nhập từ việc cho thuê nhà hay BĐS nói chung sẽ cao hơn mức lãi suất gửi ngân hàng. Thêm vào đó, theo tâm lý chung của người Việt nhà đất là kênh giữ tài sản bà Hương đặc biệt tin cậy & lựa chọn bất chấp các vấn đề lạm phát hay sự biến động của nền kinh tế vĩ mô….


Thuê căn hộ chung cư N05 Trần Duy Hưng


Về tầm vĩ mô, tính đến tháng 9 năm nay đã có hơn 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào BĐS. BĐS trở thành là kênh thu hút vốn FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ xếp sau công nghiệp chế biến, chế tạo.
Bên cạnh nguồn vốn trực tiếp, nguồn vốn cho BĐS đang được mở rộng nhờ chính sách thay đổi và các hiệp định TPP, FTA thế hệ mới có hiệu lực. Các định chế tài chính như các quỹ đầu tư, quỹ tín thác (REITs), quỹ tiết kiệm hay quỹ hưu trí, các dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp (FII)… đang hoạt động hết công suất trên thị trường BĐS, tạo thành một kênh hút vốn gián tiếp rất hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 8 tháng năm 2016, tại Hà Nội có khoảng 10.250 giao dịch thành công, và TP.HCM có khoảng 10.200 giao dịch thành công, giá bán tăng từ 1-5%. Tuy nhiên, con số này vẫn tiếp tục gia tăng vào những tháng cuối năm. Bởi cuối năm, lượng kiều hối đổ vào thị trường gia tăng đáng kể, các ngân hàng hạ lãi suất… chính là các yếu tố khiến thanh khoản địa ốc tăng mạnh.
Đặc biệt, một trong những điểm dễ nhận thấy là, vào những tháng cuối năm 2016, trên thị trường bất động sản việc xuất hiện một số dự án bất động sản cao cấp khi nhiều quỹ đầu tư lớn trong nước và nước ngoài đã đầu tư vào địa ốc Việt Nam thông qua nắm giữ cổ phiếu của các công ty địa ốc.



5 năm nữa, bất động sản sẽ bùng nổ

Theo đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa, số lượng nguồn cung bất động sản (BĐS) từ năm 2019 trở đi sẽ giảm dần trong khi cầu tăng lên. Ông Nghĩa dự đoán, năm 2023, thị trường BĐS sẽ tăng nóng. Tuy nhiên, thị trường có thể nóng sớm hơn, bắt đầu từ năm 2021.

Đánh giá thị trường BĐS tại hội thảo Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường BĐS 2016 ngày 23/3 chuyên gia kinh tế - TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thị trường đang phục hồi trong bối cảnh hoàn toàn khác trước, ổn định và bền vững hơn, không có dấu hiệu bong bóng ít nhất trong vòng 5 năm tới.
So sánh hai giai đoạn bùng nổ của thị trường, ông Nghĩa phân tích, trong vòng 10 năm qua, thị trường có hai lần phục hồi nhưng bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Giai đoạn 2005-2007, thị trường phục hồi và tăng trưởng mạnh bởi Việt Nam gia nhập WTO. Khi đó, nhà đầu tư trong và ngoài nước lạc quan thái quá về triển vọng của Việt Nam, tạo sự bùng nổ về đầu tư, thương mại và du lịch trong đó có cả sự bùng nổ của thị trường BĐS.


Thuê căn hộ chung cư N05 Trần Duy Hưng


Tương tự, giai đoạn 2015-2017, thị trường BĐS phục hồi trong thời điểm Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do. Nhưng sự lạc quan của nhà đầu tư ở mức vừa phải, thái độ thận trọng, có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn cả về mặt mạnh và yếu.
Giai đoạn 2005-2007 là thời điểm diễn ra làn sóng đầu tư thứ nhất vào Việt Nam với đặc điểm nhanh nhưng không bền vững. Vốn FDI đăng ký tăng đột biến nhưng giải ngân chỉ đạt khoảng 8-9 tỷ USD, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thể chế kinh tế còn nhiều bất cập. Còn giai đoạn 2015-2017 diễn ra làn sóng đầu tư thứ hai với đặc điểm thận trọng nhưng lại ổn định và bền vững. Chênh lệch FDI đăng ký với vốn giải ngân không lớn.
Lãi suất giai đoạn trước đây tăng mạnh, hiệu quả đầu tư kinh doanh của DN giảm sút nghiêm trọng do chi phí tài chính quá lớn, tâm lý đầu cơ thống trị thị trường. Còn hiện nay, lãi suất khá ổn định, đầu tư kinh doanh khá hiệu quả vì chi phí tài chính không còn quá lớn. Tâm lý đầu cơ vừa phải, lãi suất ổn định, có thể tăng nhưg không đáng kể.
Hiện nay, cầu yếu và đang có xu hướng phục hồi chậm chạp, không có dấu hiệu bùng nổ. Cầu có tăng nhưng cung vẫn lớn, tồn kho giảm từ từ, giá BĐS tăng chậm và tái cấu trúc phân khúc khá ổn định.
Theo ông Nghĩa, tính cả tác động của TPP, năm 2018, thị trường BĐS sẽ cân bằng cung cầu. Nhưng từ năm 2019 trở đi, cầu BĐS sẽ nhiều hơn cung. Dự báo tới năm 2023, thị trường sẽ tăng nóng, nhiều khả năng sẽ có thể sớm hơn, bắt đầu từ 2021.
Báo cáo về thị trường, theo số liệu của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch thành công của Hà Nội năm 2015 đạt khoảng 20.000 giao dịch, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ thời điểm 2014. Tại TP.HCM, lượng giai dịch đạt khoảng 26.000 giao dịch, tăng 1,5 lần so với năm 2014.
Giá BĐS tăng từ 5-6% so với 2014, cá biệt có dự án tăng 10-15%, trong đó căn hộ bình dân có mức tăng thấp nhất, căn hộ cao cấp tăng từ 5-15%.
Theo đánh giá của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, thị trường phát triển nhưng chưa ổn định, lành mạnh, còn thiếu quy hoạch, chưa có kế hoach, chưa bám sát nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp lại chuyển hướng tập trung đầu tư phát triển các dự án cao cấp, chưa chú trọng tới các phân khúc thấp hơn và căn hộ giá rẻ.
Dự báo thị trường BĐS 2016 vẫn còn nhiều thách thức, xu hướng mua bán sáp nhận doanh nghiệp kinh doanh BĐS chuyển nhượng dự án sẽ tiếp tục tăng. Các doanh nghiệp khó khăn sẽ phải điều chỉnh dự án cho phù hợp. Nhiều dự án gặp khó khăn về vốn sẽ được nhà đầu tư mới mua lại thay vì xin cấp mới.





Tuesday, February 7, 2017

Dự báo sốc 2017: Căn hộ giá càng cao càng tăng giá mạnh

-CBRE Việt Nam vừa đưa ra báo cáo thị trường TP.HCM quý 4/2016 và dự báo thị trường bất động sản năm 2017. Đơn vị này cho rằng, phân khúc hạng sang sẽ tăng giá mạnh khoảng 7%, trong khi các phân khúc thấp hơn chỉ tăng giá 3 - 4% so với năm 2016.


Thị trường tự điều chỉnh
Theo CBRE, tổng số căn mới mở bán trong năm 2016 đạt 37.419 căn, giảm 10% so với năm ngoái. Thị trường đang tự điều chỉnh để tiến tới điểm cân bằng, chào đón một tỉ lệ lớn hơn ở phân khúc trung cấp (48% năm 2016 so với 40% năm 2015 tại TP.HCM) và một tỉ lệ thấp hơn ở phân khúc cho thuê căn hộ cao cấp (30% năm 2016 so với 38% năm 2015). Xét về vị trí, thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục mở rộng về phía Đông và Nam. Khu vực phía Đông vượt qua phía Nam để trở thành tâm điểm nhờ sự cải thiện của cơ sở hạ tầng bao gồm: tuyến metro số 1, xa lộ Hà Nội mở rộng, đường cao tốc trên cao TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và việc phê duyệt dự án sân bay Long Thành.


Thuê căn hộ chung cư N05 Trần Duy Hưng


Vào quý cuối năm 2016, số lượng căn hộ bán được là 11.941 căn, tăng 52% so với quý trước và 11% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2016 ghi nhận tổng cộng 35.008 căn bán ra, giảm 4% so với năm trước. Số lượng các căn bán ra gần bằng số lượng các căn được chào bán, chủ yếu đến từ các dự án mới. Thị phần trung cấp tiếp tục tiến triển tốt với hơn 15.270 căn bán ra trong cả năm, chiếm hơn 40% tổng số căn được bán.
Giá bán trung bình năm 2016 đạt US$2.104/m2, tăng 4,6% so với năm trước. Sự cải thiện về giá được ghi nhận ở mọi phân khúc, tuy nhiên nổi bật nhất ở phân khúc trung cấp.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc phòng Nghiên cứu và Tư vấn nhận định: “Khách hàng hiện tại được trang bị đầy đủ thông tin và có yêu cầu cao hơn, họ không chỉ tìm kiếm một căn nhà mà là cả khu dân cư sinh sống ở đó nữa. Bàn giao đúng thời điểm là yêu cầu mặc định, ngoài ra các dự án mới cần có trang thiết bị tốt và đáp ứng được một cộng đồng lành mạnh.”
Với các yếu tố vĩ mô tích cực như tốc độ tăng GDP khả quan, tỷ giá hối đoái ổn định và nguồn FDI dồi dào vào Việt Nam, đặc biệt vào thị trường bất động sản từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, triển vọng thị trường căn hộ được dự đoán vẫn sẽ khả quan trong năm tới. Tổng số 43.861 căn dự kiến sẽ được mở bán trong năm 2017. Trong số đó có 1.627 căn hạng sang đến từ 6 dự án ở trung tâm TP.HCM, được kì vọng sẽ có những điểm nổi bật mới hơn. Phân khúc cao cấp vẫn sẽ chiếm tỷ lệ lớn với hơn 13.000 căn hộ chào bán.


Phân khúc giá rẻ sẽ tăng thị phần
Thị trường năm 2017 được dự báo sẽ tập trung hơn vào thị phần bình dân và trung cấp, với gần 40% tổng số căn mới chào bán thuộc phân khúc bình dân. Chủ đầu tư trong nước và các công ty liên doanh đang rất tích cực trong việc điều chỉnh dự án của mình sao cho phù hợp với xu hướng thị trường. Cụ thể, VinGroup có kế hoạch mở bán hai dự án phân khúc bình dân tại quận 9 và huyện Bình Chánh. Quỹ đất sẵn có, cải thiện đường giao thông kết nối và nhu cầu cao ở các phân khúc này là những động lực chính.
Tuy nhiên, theo CBRE, việc lãi suất tăng, Thông tư 36 được thông qua và sự chấm dứt gói hỗ trợ mua nhà trị giá 30.000 tỷ đồng sẽ có khả năng làm giảm lượng cầu và tốc độ bán ở phân khúc trung và cao cấp. Công tác phát triển cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ những người mua nhà lần đầu khi tạo ra giao thông thuận tiện hơn giữa các quận trung tâm và các quận ngoại thành.
Thị trường dự kiến sẽ duy trì tỷ lệ hấp thu cao trong giai đoạn 2017 - 2019. Tỷ lệ hấp thu của phân khúc bình dân, vốn dao động từ 40% đến 50%, dự kiến có thể đạt gần 60% vào năm 2017. Đối với phân khúc cao cấp, số lượng lớn số căn mới chào bán và luật lệ huy động vốn được thắt chặt sẽ có thể là những yếu tố làm giảm đà bán.
Phân khúc hạng sang được dự báo sẽ duy trì mức độ hấp thu cao ở mức trên 50%. Quỹ đất hạn chế ở khu vực trung tâm cho các dự án dân cư là một yếu tố quan trọng tăng cường sự hấp dẫn của phân khúc này. Khi giá của các dự án hạng sang tại TP.HCM vẫn còn thấp so với các thành phố khác trong khu vực, phân khúc này sẽ vẫn còn hấp dẫn đối với tầng lớp thượng lưu trong nước cũng như khách nước ngoài, đặc biệt khi quyền sở hữu nhà tại Việt Nam đã được nới lỏng đáng kể trong năm 2015 cho người nước ngoài.
“Về giá, phân khúc hạng sang dự kiến sẽ tăng mạnh khoảng 7% so với năm trước nhờ sự ra mắt các dự án độc đáo với thiết kế đặc biệt và vị trí đắc địa. Bên cạnh đó, phân khúc bình dân và trung cấp sẽ tương đối ổn định với giá chỉ tăng dưới 3%, bởi người mua ở các phân khúc này khá nhạy cảm với điều chỉnh giá. Phân khúc cao cấp được dự kiến sẽ có mức tăng giá xấp xỉ 4%” - CBRE dự báo.


10 dự báo mang tính đột phá về bất động sản 5 năm tới

Thứ 1, thị trường bất động sản vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016. Dự báo thị trường đến năm 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung - cầu, hiện đang có xu thế lệch về phía phân khúc bất động sản cao cấp (bao gồm cả bất động sản du lịch nghỉ dưỡng).
Thứ 2, sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị. Điển hình là Vingroup vừa công bố kế hoạch phát triển 200.000 - 300.000 căn nhà có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/căn trong 5 năm tới; Him Lam Land cũng công bố phát triển hàng ngàn cho thuê căn hộ cao cấp giá trên dưới 1 tỷ/căn…
Thứ 3, xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu.
Thứ 4, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây.

Thuê căn hộ chung cư N05 Trần Duy Hưng

Thứ 5, Nhà nước sẽ ban hành nhiều quy phạm pháp luật, và sử dụng các công cụ về thuế (như thuế đánh vào người có nhiều nhà, thuế bất động sản); công cụ về tín dụng (như lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước); công cụ về quy hoạch (như quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở); công cụ hành chính nhằm ràng buộc nghĩa vụ của chủ đầu tư để bảo vệ người tiêu dùng (như bảo lãnh ngân hàng; xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn; công bố dự án đã thế chấp; chủ đầu tư phải giải chấp hoặc phải được ngân hàng nhận thế chấp đồng ý thì mới được bán nhà ở hình thành trong tương lai...), để điều chỉnh thị trường bất động sản nhằm mục tiêu phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững; Dự báo thủ tục hành chính sẽ thông thoáng, đơn giản hơn, giảm thiểu dần tình trạng nhũng nhiễu hiện nay.
Thứ 6, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản trong 5 năm tới đây.
Thứ 7, quy mô thị trường bất động sản TP.HCM đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong "Vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh", nhất là tại các huyện giáp ranh TP.HCM. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi rất cơ bản, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với khách hàng.
Thứ 8, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư và xu thế phát triển các dự án bất động sản xanh, thân thiện môi trường, an toàn, đầy đủ tiện ích là những đòi hỏi mới của người tiêu dùng mà nhà đầu tư phải đáp ứng.
Thứ 9, bên cạnh đó, hiện nay cũng đã xuất hiện một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trên thị trường bất động sản như hiện tượng lệch pha cung - cầu, có sự gia tăng mạnh các nhà đầu tư thứ cấp, hoặc nguồn cung tín dụng có xu hướng tập trung vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng...
Thứ 10, tình hình đảm bảo an toàn, xử lý các tranh chấp trong chung cư còn diễn biến phức tạp. Trước hết là an toàn phòng cháy, chữa cháy, và các tranh chấp trong chung cư hầu hết xảy ra tại các chung cư bình dân, các chung cư cũ. Các tranh chấp chủ yếu liên quan đến việc tổ chức đại hội chung cư, bầu ban quản trị; quản lý, sử dụng diện tích thuộc sở hữu chung (sân, bãi giữ xe, nhà sinh hoạt cộng đồng, phần diện tích kinh doanh...); mức thu và sử dụng phí quản lý vận hành chung cư; phí bảo trì chung cư; về việc chủ đầu tư thế chấp căn hộ đã bán cho người tiêu dùng; kéo dài, không làm sổ đỏ cho người mua nhà; chung cư chưa đủ điều kiện an toàn cho người sử dụng nhưng đã đưa dân vào ở...
Theo số liệu của Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thì chỉ có 366 trong số 682 chung cư (chiếm 53,6%), đã được nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy, còn lại đều chưa được nghiệm thu. Tất cả các vấn đề trên tác động đến tâm lý làm cho người tiêu dùng bất an, tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi và tăng trưởng của thị trường bất động sản.